Viêm da tiết bã là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà


Theo thống kê, dân số thế giới có tới 2-5% người mắc bệnh viêm da tiết bà nhờn. Vậy viêm da tiết bã nhờn là gì? Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn do đâu? Có thể điều trị hết tại nhà được không hay phải đến các trung tâm da liễu?

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng viêm da tiết bã nhờn. Từ đó, bạn biết cách điều trị viêm da tiết bã nhờn và ngăn ngừa hiệu quả.

Viêm da tiết bã nhờn rất khó điều trị tận gốc và tái phát thường xuyên

Viêm da tiết bã nhờn rất khó điều trị tận gốc và tái phát thường xuyên

Nội dung chính của bài viết

Show

Viêm da tiết bã nhờn là gì?

Viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mãn tính với biểu hiện đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy ở vùng tiết bã như da đầu, nếp mũi má, chân mày, mang tai... Hiểu một cách đơn giản, viêm da tiết bã nhờn là làn da khô và bong tróc vảy. Nó thường liên quan đến những vùng da thường xuyên tiết dầu hay khu vực da dày và khô.

Ở trẻ em, bệnh này có tên dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng không lây nhiễm nhưng ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài nên người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt, bệnh viêm da tiết bã nhờn thường rất khó điều trị tận gốc và thường tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng da khô tróc vảy ở một vùng da hay tiết dầu

Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng da khô tróc vảy ở một vùng da hay tiết dầu

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn do đâu?

Hiểu rõ nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn sẽ có phương pháp ngăn ngừa và điều trị dứt điểm. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da tiết bã nhờn do đâu?

Theo các nghiên cứu, bệnh viêm da tiết bã nhờn xẩy ra khi sự tái tạo của làn da bị rút ngắn và gây nên tình trạng bong tróc lớp tế bào sừng. Quá trình bong tróc các tế bào sừng diễn ra nhanh hơn và tạo nên sự kết dính thành vảy và nhìn thấy được.

Thực tế, hiện nay vẫn chưa có xác định được nguyên nhân chính xác gây nên viê da tiết bã nhờn. Nhưng có thể giải thích được sự tăng tiết chất bã hay nhờn chính là nguyên do da bị viêm. Ngoài ra, các loại nấm hoặc vi khuẩn như nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne… cũng có tác động và khiến cơ chế sinh bệnh ở vùng da đầu. Bệnh viêm da tiết bã nhờn cũng có liên quan đến một số vấn đề khác trên da như:

  • Da bị nhờn và tiết dầu quá nhiều: Mối quan hệ giữa viêm da tiết bã và lượng chất bã nhờn tiết ra, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ tuổi vì có hoạt động tuyến bã nhờn tăng mạnh mẽ.
  • Hormone cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh viê da tiết bã nhờn: Bệnh này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên nang lông tiết bã.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị viêm da tiết bã nhờn hay vảy nến thì khả năng thế hệ sau mắc bệnh rất cao.
  • Một số yếu tố thúc đẩy viêm da tiết bã nhờn: Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thay đổi nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm hệ miễn dịch… cũng là tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn có thể do di truyền

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn có thể do di truyền

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da tiết bã nhờn chuẩn xác

Bệnh viêm da tiết bã nhờn nó diễn ra một cách từ từ nên việc nhận biết cũng không quá rõ ràng. Thông thường, các bạn sẽ cảm thấy ngứa nhưng cũng có thể chỉ ở mức độ nhẹ hay vừa phải. Chỉ khi thời tiết nóng lên hay ra nhiều mồ hôi mới thấy những cơn ngứa tăng lên và gây cảm giác khó chịu.

Với vùng da bị viêm tiết bã nhờn thường có màu đỏ cam, có phủ vảy xám trắng, khô hay mỡ nhờn. Thỉnh thoảng, có thể bắt gặp các vết sẩn vảy da với bờ rõ; nhất là ở vị trí ngực và lưng. Những vùng da này cũng có thể xuất hiện tổn thương hình đồng xu, hình nhẫn... nên nhiều người lầm tưởng là bệnh nấm da. Kẽ tai có vết nứt, dát đỏ và trong ống tai cũng có tổn thương đỏ với vảy da dễ nhầm với bệnh nấm ống tai.

Thường thấy vảy da màu trắng với các vùng có lông như đầu, lông mày, lông mi, râu. Vùng da mặt có gặp những triệu chứng như hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày xuất hiện lớp da màu đỏ và vảy da. Một số vị trí có nếp gấp rõ ràng như nách, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn… xuất hiện ranh giới rõ ràng với màu đỏ sẫm, nứt kẽ. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hay do cọ xát nhiều sẽ tiết dịch.

Các bạn sẽ thấy bệnh viêm da tiết bã nhờn xuất hiện chủ yếu ở vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như da mặt, đầu, ngực, lưng hay vùng da có nếp gấp lớn. Với vùng da đầu bệnh phát triển với bong vảy nhiều thường hay gọi là gàu.

Bệnh viêm da tiết bã có chữa được không?

Nhiều người bệnh viêm da tiết bã nhờn lo lắng vì không biết bệnh có tự hết hay chữa được không? Bệnh này không lây nhiễm nhưng có tính dai dẳng và dễ tái phát. Vậy nên bệnh viêm da tiết bã nhờn không tự khỏi và điều trị dứt điểm rất khó khăn. Chú ý, đây là bệnh tự miễn nên chưa có thuốc đặc trị.

Tuy nhiên, nếu các bạn kiên trì điều trị đúng cách và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ sẽ đạt được hiệu quả cao. Các triệu chứng của bệnh sớm được đẩy lùi, làn da dần được khôi phục và ngăn chặn tái phát trong thời gian dài. Cách điều trị mà các bác sĩ đang áp dụng cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhờn là dùng thuốc bôi, dầu gội đặc trị, kem dưỡng ẩm.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn chưa có thuốc đặc trị nên cách tốt nhất là ngăn ngừa chúng bùng phát

Bệnh viêm da tiết bã nhờn chưa có thuốc đặc trị nên cách tốt nhất là ngăn ngừa chúng bùng phát

Gợi ý 6 cách ngăn ngừa bùng phát bệnh viêm da tiết bã nhờn

Làn da của bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường nếu mắc phải bệnh viêm da tiết bã nhờn. Không thể điều trị dứt điểm nhưng bạn vẫn có thể ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh bằng một số cách dưới đây. Cùng tham khảo ngay thôi và áp dụng khi cần nhé!

Làm sạch da bằng sản phẩm dịu nhẹ

Đối với từng vùng da như da mặt, da đầu hay cơ thể cần sử dụng các sản phẩm là sạch phù hợp. Nên dùng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và không chứa các chất tẩy rửa mạnh. Làm sạch da mỗi ngày giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa chính là cách ngăn ngừa bệnh viêm da bã nhờn tái phát trở lại hiệu quả.

Làm sạch da với các sản phẩm dịu nhẹ và không chứa xà phòng

Làm sạch da với các sản phẩm dịu nhẹ và không chứa xà phòng

Dưỡng ẩm cho làn da với kem dưỡng ẩm đặc trị

Một số loại kem dưỡng ẩm không gây nhờn rít và được đặc chế giúp cải thiện tình trạng viêm da tiết bã nhờn. Đây là những loại kem dưỡng ẩm vừa giúp là dịu da vừa khôi phục hàng rào bảo vệ cho làn da luôn khoẻ mạnh chống lại những yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài có thể gây kích ứng.

Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm Cerave

Kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm Cerave SA Smoothing Cream với số điểm 4.5/5 trên Amazon đang là sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Với thành phần Acid Salicylic và LHA, 10% Urea, Hyaluronic Acid… Cerave SA Smoothing Cream nhẹ nhàng loại bỏ lớp tế bào chết, bổ sung độ ẩm cho làn da bong tróc, mẩn đỏ hay thô ráp trở nên mềm mịn, tươi sáng và ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.

Đặc biệt, với thành phần 3 Ceramides thiết yếu; kem dưỡng ẩm Cerave SA Smoothing Cream khôi phục và duy trì hàng rào bảo vệ cho làn da luôn khoẻ mạnh ngăn ngừa dầu tiết quá nhiều hay các dấu hiệu da kích ứng.

Luôn luôn bảo vệ da với kem chống nắng

Nhiều bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn sau khi tiếp xúc với tia cực tím thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Do đó, các bạn hãy nhớ luôn thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da một cách tốt nhất. Nhớ thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 10-20 phút và thoa lại sau 2-3 giờ.

Hạn chế sự ma sát có thể làm làn da kích ứng

Chú ý, khi lau khô ra tránh dùng khăn chà xát quá mạnh. Với sự cọ xát như vậy có thể khiến các mảng vảy và da bong tróc nhiều hơn. Vậy nên, bạn hãy lau hay vỗ nhẹ vào da khi là khô da nhé!

Không gãi khi ngứa

Nếu bạn cả thấy ngứa ngáy khó chịu cũng nên hạn chế việc gãi. Gãi khi làn da đang bị kích ứng chỉ làm cho tình trạng viêm da tiết bã nhờn nặng hơn mà thôi. Các bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm hay massage nhẹ nhàng để là dịu cơn ngứa.

Xây dựng lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn sẽ giảm đáng kể nếu bạn xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, tránh mỹ phẩm chưa quá điều chế, không hút thuốc, không đội mũ hay buộc tắt quá chặt…

Bên cạnh đó, các bạn nên có một chế độ ăn uống phù hợp như hạn chế dung nạp các chất béo bão hòa như kem và đường, nói không với thực phẩm chế biến sẵn. Hãy ưu tiên bổ sung các thực phẩm lành mạnh như trái cây họ cam quýt, trứng, dầu bơ, hạnh nhân, cá…

Với những thông tin ở trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ về bệnh viêm da tiết bã nhờn. Từ đó, cũng biết cách điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát rồi đúng không nào! Hãy thực hiện theo đúng gợi ý để có làn da luôn khoẻ mạnh.

Câu hỏi thường gặp:

Viêm da tiết bã nhờn có tự hết được không?

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh tự miễn nên không tự khỏi và chưa có thuốc điều trị tận gốc. Cách tốt nhất là các bạn chỉ có thể ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh với các cách mà chuyên gia gợi ý.

Kem chống nắng nào phù hợp với làn da viêm da tiết bã nhờn?

Làn da nhạy cảm hơn bình thường khi bị viêm da tiết bã nhờn. Do đó, dùng kem chống nắng để bảo vệ da càng trở nên quan trọng. Các bạn nên chọn kem chống nắng chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, không chứa hương liệu hay chất bảo quản. Bên cạnh đó, kem chống nắng có khả năng dưỡng ẩm để làm dịu làn da bong tróc vảy.

Viêm da tăng tiết bã nhờn có phải là bệnh lây nhiễm không?

Viêm da tăng tiết bã nhờn kéo dài dai dẳng và nguy cơ tái phát cao nhưng không phải là bệnh lây nhiễm. Vậy nên, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh không thể lây từ người nay qua người khác.


5 trên 5 với 36 lượt đánh giá